' Sự khác nhau giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi - NHÀ SẢN XUẤT CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sự khác nhau giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi đều là thiết bị nâng hạ hàng hóa. Nhưng 2 loại cầu trục nâng hạ này vẫn có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó là gì, hãy đọc ngay nội dung bài viết này để biết thêm thông tin nhé!

Điểm giống nhau giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi:
– Là thiết bị nâng hạ được sử dụng nhiều trong các nhà máy, phân xưởng đóng tàu, cơ khí,… nhằm hợp lý hóa thao tác vận chuyển tải trọng để giảm nhẹ sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động trong dây chuyền sản xuất.
– Là loại máy trục dạng cầu, kết cấu bằng thép, có thể di chuyển linh hoạt dọc ngang nhà xưởng do có bánh xe di động trên đường ray, vận động nâng hạ thường bằng động cơ điện (1 pha, 3 pha ).

Khác nhau giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi:
– Cầu trục dầm đơn nâng hạ hàng hóa hay còn được gọi là cầu trục 1 dầm có kết cầu nhỏ dạng hộp hoặc chữ I (cán nóng, tổ hợp), dạng dàn. Dầm chính là kết cấu thép hình có thể chạy dọc trên đường ray đặt dọc theo nhà xưởng. Mức tải trọng thường thấy ở cấu trúc dầm đơn là từ 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn.


 

Ưu điểm:
Cấu tạo cầu trục đơn giản nên dễ lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng    
Chi phí rẻ hơn so với cầu trục dầm đôi.      
Kết cấu nhỏ nên tiết kiệm không gian và dễ dàng di chuyển trong không gian hạn chế.
Hạn chế:
Hạn chế về tải trọng, tối đa chỉ khoảng 20 tấn.  .   
Trong cùng một không gian nhà xưởng thì so với cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm đơn có chiều cao nâng hạ thường thấp hơn.
Thông số cơ bản của cầu trục dầm đơn:
Sức nâng 1- 2 – 3- 5 – 7,5 – 10 – 15 – 20 tấn.
Khẩu độ: 5- 7 – 8 – 10 – 12 – 14 – 16 – 18 – 20 đến 50m.
Chiều cao nâng: 6-9-12-18m.
Chế độ làm việc: Fem 1Am/ 2m/ 3m.
Tiêu chuẩn chế tạo: TCVN, DIN, ISO.

– Cầu trục dầm đôi hay còn được gọi là cầu trục hai dầm có kết cấu thường là dạng hộp, dạng dàn. Cấu tạo cầu trục là kiểu hai dầm chính liên kết với hai dầm biên (dầm đầu) tạo thành một hệ cứng theo cả phương ngang và phương dọc có thể đáp ứng được rất nhiều yêu cầu về tải trọng.
Ưu điểm:
  Kết cấu vững chắc do tổ hợp từ 2 dầm, độ cứng lớn, có thể di chuyển những hàng hóa có tải trọng lớn.       
So với cầu trục dầm đơn thì sức nâng của nó cao hơn nhiều, dao động từ 2-100 tấn với khẩu độ từ 5-50m, đặc biệt có thể thiết kế theo yêu cầu phù hợp kích thước nhà xưởng.
Hạn chế: Trong quá trình di chuyển sẽ xảy ra sự xô lệch dầm cầu do lực cản hai bên ray không đều.
Thông số cơ bản cầu trục dầm đôi:
Sức nâng 2 – 3 – 5 – 7,5 – 10 – 15 – 20 – 30- 50 – 60 tấn đến tối đa 100 tấn.
Khẩu độ: 5 – 7 – 8 – 10 – 12 – 14 – 16 – 18 – 20 đến 50m.
Chiều cao nâng: 6- 9- 12- 18m.
Chế độ làm việc: Fem 1Am/ 2m/ 3m.
Tiêu chuẩn chế tạo: TCVN, DIN, ISO.

Cầu trục dầm đơn và dầm đôi đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Nhưng tựu trung lại thì chức năng đều quan trọng như nhau. Để sử dụng đạt được hiệu quả mong muốn thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nắm bắt kĩ càng thông tin của hai loại cầu trục để đưa ra phương án sử dụng tốt nhất cho dự án.

Bình luận