' Những thông tin cần biết khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn - NHÀ SẢN XUẤT CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những thông tin cần biết khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn

Bảo dưỡng các thiết bị cơ cấu kim loại là vô cùng cần thiết, đối với cầu trục dầm đơn cũng không ngoại lệ. Việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ giúp ta có thể thay thế, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc, giúp thiết bị hoạt động êm ái hơn, đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Các quy định về an toàn khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn:  
−    Tất cả máy móc và động cơ hay thiết bị phải ngừng vận hành và được bảo vệ ngăn ngừa việc tái khởi động trong thời gian bảo dưỡng cầu trục dầm đơn.
−    Kẹp ray và khóa các bộ phận quay trước khi bắt đầu sửa chữa.
−    Để máy tránh xa các chất và nguyên liệu dễ cháy. Không được sử dụng xăng, dầu hoặc các chất dễ cháy khác để vệ sinh máy.
−    Tắt nguồn cấp điện trước khi bắt đầu các công việc bảo dưỡng, sửa chữa. Đặt biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại tủ điều khiển.

−    Khi bảo dưỡng phải đeo dây an toàn, trước khi thắt dây phải kiểm tra độ an toàn của dây có đảm bảo hay không.
−    Sau khi bảo dưỡng, rà soát để không có lỗ rò, khe hở ở những điểm chắp nối trong cầu trục dầm đơn.
−    Khi hàn nối phải làm theo đúng hướng dẫn.
−    Nếu thực hiện công việc hàn điện trên bất kỳ bộ phận nào của máy, phải luôn hướng trực tiếp dòng hàn đến phần đang được hàn.
−    Sau khi bảo dưỡng xong cầu trục dầm đơn, cần phải đảm bảo tất cả các thiết bị bảo vệ, các loại nắp được đóng hoàn toàn.

Những công tác kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn:
Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng các thiết bị điện và nhanh chóng sửa chữa thiết bị sau sự cố để sớm đưa thiết bị vào vận hành. Bao gồm các công tác: Kiểm tra,
– Công tác kiểm tra định kỳ cầu trục dầm đơn, palăng: Công tác kiểm tra định kỳ phải tiến hành ít nhất 1 tháng 1 lần, kiểm tra tình trạng vận hành của cầu trục, pa lăng và toàn bộ các thiết bị phụ trợ đang sử dụng. Nếu phát hiện thấy hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay cho cấp lãnh đạo và ghi vào sổ kiểm tra quản lý vận hành.
– Công tác bảo dưỡng các thiết bị điện: Việc bảo dưỡng các thiết bị điện phải phối hợp với lịch thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. Đồng thời phải tuân theo quy định và hướng dẫn của nhà chế tạo.
– Kiểm tra xử lý sự cố: Khi có sự cố phải nhanh chóng xác định vị trí và tính chất hư hỏng, biện pháp khắc phục và xác định khả năng có thể đóng điện lại lần nữa hay không.

Trên đây là những thông tin cần biết khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn. Bạn hãy luôn nhớ những thông tin hữu ích trên để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như đảm bảo cho cầu trục luôn hoạt động theo ý muốn, bạn nhé!

Bình luận