' Cầu trục - Cấu tạo, phân loại, ứng dụng và nguyên lý hoạt động

Cầu trục – Cấu tạo, phân loại, ứng dụng và nguyên lý hoạt động

Trong các ngành công nghiệp sản xuất kim loại, cơ khí hoặc đối với nhu cầu bốc dỡ hàng hóa của các nhà xưởng, doanh nghiệp hiện nay thì cầu trục – thiết bị nâng hạ, di chuyển là yếu tố thiết yếu. Cầu trục không chỉ hỗ trợ nhu cầu nâng hạ, di chuyển mà còn góp phần đảm bảo sự trơn tru của quy trình hoạt động hay năng suất lao động cho đơn vị sử dụng.

Xem thêm>>> Các loại cầu trục: Dầm đơn, dầm đôi, cầu trục Monorail, cầu trục treo

Cầu trục là gì?

Cầu trục được biết đến là một trong những thiết bị nâng hạ có độ phổ biến cao nhất. Thiết bị này giúp các nhà xưởng, nhà máy có thể thực hiện thao tác nâng hạ và di chuyển hàng hóa hay vật nặng (từ 1 đến 500 tấn) trong quá trình hoạt động của họ. Thay vì được sử dụng ngoài trời như cổng trục, cầu trục chủ yếu được lắp đặt và sử dụng bên trong nhà xưởng.

Bản thân thiết bị nâng hạ này sở hữu nhiều ưu thế, mang đến nhiều lợi ích cho đơn vị sử dụng vì thế nó có nhiều vượt trội hơn so với những thiết bị nâng hạ khác như xe nâng, xe cẩu. Theo các đánh giá của nhà xưởng, nhà máy, đây là sự lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu nâng hạ.

Cầu trục - Thiết bị nâng hạ sở hữu nhiều ưu thế, mang đến nhiều lợi ích

Cầu trục – Thiết bị nâng hạ sở hữu nhiều ưu thế, mang đến nhiều lợi ích

Cấu tạo của cầu trục

Cấu tạo của cầu trục bao gồm các phần chính như:

  • Dầm chủ (dầm chính)
  • Dầm biên (dầm đầu)
  • Bánh xe cầu trục
  • Cột nhà xưởng, dầm chạy
  • Đường ray chuyên dùng (dùng thép ray P11, P15,P18, P24, P30, P38 và P43)
  • Giảm chấn
  • Động cơ di chuyển cầu trục
  • Động cơ di chuyển xe con
  • Phần nâng hạ: Palang cáp điện, Palang xích điện hoặc xe con mang hàng
  • Thang tời hàng
  • Điều khiển cầu trục
  • Hệ thống dẫn điện cho cầu trục

Xem thêm >>> Cầu trục dầm đơn

Cơ cấu chính của thiết bị cầu trục bao gồm dầm chính, dầm biên, ray và cột nhà xưởng. Dầm chính và dầm biên thường được thiết kế dưới dạng hình hộp có chiều dày lớn.

  • Dầm chính (dầm chủ): Có tác dụng chịu lực nên cần có sức bền, có độ cứng cao và độ đàn hồi lớn.
  • Dầm biên (dầm đầu): Đảm nhiệm trọng trách khác là giảm thiểu va chạm và hỗ trợ di chuyển vì được gia cố thêm cụm động lực di chuyển và giảm chấn bằng cao su.

Phần nâng hạ, cơ cấu này bao gồm palang hoặc xe con mang hàng. Trên thực tế, dựa vào từng nhu cầu sử dụng cũng như thiết kế của cầu trục người ta sẽ sử dụng một loại palang nhất định (palang xích, palang điện) hoặc sử dụng xe nâng hàng (xe con, xe tời). Theo đó, cầu trục dầm đơn sẽ phù hợp với palang còn xe con dùng cho loại dầm đôi.

Cơ cấu di chuyển là cơ cấu chính thực hiện tính năng di chuyển hàng hóa của thiết bị. Theo thiết kế, cầu trục công nghiệp sẽ di chuyển bằng bánh xe (4 cụm: 2 chủ động và 2 bị động) được lắp ở các dầm biên. Trên cụm bánh xe có gắn động cơ di chuyển. Cụm bánh xe chủ động và cụm bánh bị động có kết cấu khác nhau, bao gồm những bộ phận khác biệt.

Hệ thống điện điều khiển bao gồm đường cấp điện và tủ điện điều khiển. Đường cấp điện cho palang hoặc xe con cấu thành từ dây điện, cụm con lặt trượt. Hệ thống cấp điện được thiết kế dạng dây đo để tránh hiện tượng vặn xoắn khi mà palang di chuyển. Phần tủ điện điều khiển bao gồm các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị an toàn điện và thiết bị điều khiển cầu trục công nghiệp.

Các bộ phận chính trong cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Các bộ phận chính trong cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Phân loại các loại cầu trục hiện nay

Có nhiều loại thiết bị cầu trục công nghiệp khác nhau, cần dựa vào các tiêu chí phân loại để liệt kê đầy đủ:

  • Theo chủng loại: Loại cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
  • Theo dẫn động cơ cấu: Loại dẫn động bằng tay và loại dẫn động bằng điện.
  • Theo kiểu dáng kế cấu dầm: Loại một dầm chính, loại hai dầm chính, loại dầm hộp và loại dầm giàn.
  • Theo cách tựa của dầm trên đường ray di chuyển: Loại tựa và loại treo.
  • Theo môi trường làm việc: Loại cho cầu cảng, loại cho phòng nổ, loại cho thủy điện, loại cho luyện kim, loại mâm từ…

Xem thêm >>> Cầu trục dầm đôi

Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Để hiểu rõ vì sao thiết bị cầu trục công nghiệp mang đến lợi ích cho các nhà xưởng thì chúng ta cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó. Thông qua trục truyền động và khớp nối, các hộp giảm tốc nhận chuyển động từ động cơ điện rồi tiếp tục truyền chuyển động đến các cụm bánh xe di chuyển để phần dầm chính có thể di chuyển.

Phần palang hoặc xe con chứa đựng cơ cấu nâng sẽ di chuyển trên ray đã gắn vào dầm chính. Người điều khiển sử dụng hệ thống điều khiển ở cabin để vận hành động cơ điện, khi cần thiết, họ có thể phanh hãm di chuyển hoặc cho dừng di chuyển.

Ứng dụng của cầu trục

Cầu trục công nghiệp mang đến nhiều lợi ích vì bản thân sở hữu những ưu thế vượt trội. Các nhà xưởng, nhà máy có thể khai thác các lợi ích từ thiết bị cầu trục như:

  • Tính linh hoạt, dễ điều chỉnh: Cầu trục có khả năng hoạt động ở nhiều vị trí đồng thời nó được thiết kế để chủ đầu tư, người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn cho phù hợp với từng lĩnh vực khai thác nhất định.
  • Tính hiệu quả, mang lại năng suất cao: Thiết bị cầu trục là công cụ hỗ trợ lao động có hiệu suất cao. Hơn nữa, ở điều kiện nhà xưởng có nhiều vật cản trên mặt đất, cầu trục vẫn hoạt động bình thường, mang đến hiệu quả làm việc, giảm thiểu nguy cơ hư hại sản phẩm do va đập trong quá trình di chuyển như với các thiết bị nâng hạ khác.
  • Tính kinh tế: Cầu trục hỗ trợ giảm thiểu được chi phí nhân công, chi phí thiết bị vì nó thay thế được một số lượng lớn nhân lực, máy móc thực hiện mang vác hàng hóa, vật nặng. Đặc biệt, cầu trục không yêu cầu quá nhiều chi phí bảo dưỡng, duy tu như các thiết bị nâng hạ còn lại. Tất nhiên, đây là ưu thế của cầu trục chính hãng, có chất lượng cao.
  • Tính an toàn: Không thể bỏ qua lợi ích này bởi đây là một trong những lý do khiến các nhà xưởng, nhà máy cần cân nhắc để lắp đặt sử dụng cầu trục công nghiệp cho hoạt động của mình.

Từ những ưu điểm kể trên, có thể thấy, phạm vi ứng dụng của cầu trục công nghiệp là rất đa dạng. Ngoài việc được sử dụng cho mục đích lắp ráp, ghép sản phẩm thì thiết bị cầu trục cũng có thể đảm nhiệm vai trò nâng giữ chi tiết và đặc biệt là di chuyển đồ vật. Nếu xét trên tiêu chí ngành áp dụng, bất kể ngành công nghiệp nào có nhu cầu di chuyển vật nặng như chế tạo lắp ráp ô tô, chế biến, hóa chất, in ấn, gia công cơ khí, thép-luyện kim, kho bãi… đều có thể sử dụng thiết bị này.

Cầu trục công nghiệp sở hữu nhiều ưu thế vượt trội

Cầu trục công nghiệp sở hữu nhiều ưu thế vượt trội

Một số lưu ý khi sử dụng

Khi có nhu cầu sử dụng, các nhà xưởng, nhà máy trước hết phải xét đến vấn đề tìm kiếm đơn vị sản xuất cầu trục và thi công lắp đặt có uy tín. Bởi lẽ, cầu trục có tốt thì hiệu quả làm việc mới cao và những lợi ích như kể trên mới được phát huy tối đa.

Sau khi có được thông tin về đơn vị sản xuất cầu trục và thi công lắp đặt ưng ý, nhà xưởng, nhà máy cần tính đến nhu cầu sử dụng của mình cũng như đặc thù ngành nghề để lựa chọn được loại cầu trục phù hợp nhất.

Sau khi lựa chọn và yêu cầu đơn vị sản xuất cầu trục, khi lắp đặt thiết bị tại vị trí sử dụng, cần tiến hành kiểm tra vận hành cùng đơn vị đó để đảm bảo chất lượng hệ thống nâng hạ.

Trong quá trình sử dụng, nên lưu ý đến vấn đề vận hành cầu trục, vấn đề bảo trì, bảo dưỡng, duy tu cầu trục hoặc thậm chí cả vấn đề sửa chữa cầu trục nếu có nhu cầu.

Cần thực hiện đào tạo người vận hành để đảm bảo hiệu quả vận hành, cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của thiết bị cầu trục và cần liên hệ đến đơn vị sản xuất cầu trục và thi công lắp đặt đã thực hiện để sửa chữa cầu trục ngay khi phát hiện những vấn đề xảy ra với thiết bị để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

CÔNG TY CP THIẾT BỊ NÂNG HẠ VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 51/560 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội

Nhà máy: Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0985.789.247

Điện thoại: 0246.292.7517

Email: CautrucHNC@gmail.com

Website: https://cautruchnc.com/

Bình luận